ĐỀN – ĐÌNH SƯỢT SỰ TÍCH, KIẾN TRÚC VÀ LỄ HỘI
Kính thưa các thầy cô giáo! Cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
1. Lịch sử dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương, với công lao của các Vua Hùng khai sơn, phá thạch, mở mang, bồi đắp xây dựng nên Nhà nước Văn Lang. Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, mọi người dân Việt Nam đều có chung cội nguồn, chung dòng máu Lạc Hồng và có chung Quốc Tổ là các Vua Hùng. Giỗ Quốc tổ mùng 10/3 mang một ý nghĩa rất thiêng liêng và hàm chứa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nên cũng chính là một bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
2. “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi người dân làng Thanh Cương – Thanh Bình
3. Hòa chung không khí lễ hội trên khắp mọi miền đất nước, trong những nagyf này, nhân dân Thanh Cương - Thanh BÌnh cũng đang từng bừng nô nức hòa mình vào ngày lễ hội của quê hương – Lê hội Đền Đình Sượt, nơi vinh dự được trao bằng Di tích lịch sử và văn hóa quốc gia.
4. Tự hào về truyền thống Quê hương, THư viện trường Tiểu học Thanh Bình trân trọng giời thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Đền – Đình Sượt Sự tích, kiến trức và lễ hội do tác giả Nguyễn Đức Tuấn CHủ biên, được NXB Văn hóa dân tộc hà Nội ấn hành. Sách được ông Tăng bá Hoành – Chủ tịch hội Sử học Tỉnh HẢi Dương viết lời giới thiệu
5. Đền Sượt còn có tên tự là “Quang Liệt miếu” hay “Thanh Cương linh từ”, là di tích lịch sử văn hóa tọa lạc tại thôn Quang Liệt, xã Thanh Cương xưa (nay thuộc phường Thanh Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Thanh Cương có tên nôm là làng Sượt nên đền được nhân dân gọi là đền Sượt.
6. Kiến trúc tòa cổ các theo kiểu chồng diêm hai tầng, lợp ngói mũi là nét đặc sắc kiến trúc của ngôi đền. Từ hệ thống cổng tam quan đến cách trang trí trên mái đền như các đao con nghê hay hình tượng rồng uốn mình chầu vào tòa cổ các lộng lẫy, uy nghi với 4 chữ lớn: “Dực Bảo Trung Hưng”. Đây chính là những nét đặc sắc văn hóa thời Nguyễn.
7. Từ đền Sượt, đi thêm khoảng 200m, du khách sẽ đến di tích đình Sượt. Trước đình là giếng làng rộng gần 400m2. Đình đã được trùng tu nhiều lần. Năm 2012, chính quyền và nhân dân nơi đây đã phục dựng lại đình trên nền cũ, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh của nhân dân. Vài nét về lịch sử và kiến trúc làng Thanh Cương sẽ có trong chương 1 của cuốn sách
8. Ở chương 2, bắt đầu từu trang 4, thân thế sự nghiệp cảu Đại Vương Vũ Hựu sẽ dần được giải đáp tới toàn thể bạn đọc. Đức Đại vương Vũ Hựu (1472 - 1520), một danh tướng thời Lê. Đền Sượt đã được xây dựng ngay tại nơi Đại vương ra đời. Khi vinh quy về làng, ông cho sửa lại thành nhà quan cư để mỗi khi đi về có chỗ nghỉ ngơi. Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay trên nền nhà cũ. Được trùng tu tôn tạo nhiều lần, ngôi đền hiện nay là kết quả của đợt trùng tu thời Nguyễn năm Tự Đức thứ 34 (1881) và năm Khải Định thứ 9 (1924).
9. Cụm di tích đền đình Sượt không chỉ nổi tiếng về cảnh quan kiến trúc. Hàng năm, tại đây còn diễn ra các hoạt động lễ hội truyền thống hết sức độc đáo. Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, khi đến tham quan, chiêm bái tại lễ hội đền đình Sượt, du khách thập phương sẽ được đắm mình vào cảnh sắc tâm linh, được tham gia nhiều trò chơi dân gian, hấp dẫn.
10. Ở chương thứ 3, các nét đẹp Lễ lễ hội truyền thống đền đình Sượt cũng dần được gửi đến độc giả với nhiều nghi thức trang nghiêm, độc đáo trước, trong lễ hội. đó là nấu rượu Hoàng tửu, lễ mộc dục, rước Long Đình, tế ngoại tán, xin âm dương. Cùng với phần lễ là phần hội gồm các trò chơi dân gian, thi giã bánh giầy, hát quan họ dưới thuyền, đua thuyền chải, thi đấu bóng bàn, bóng chuyền hơi, bóng đá, hát chèo…
11. Trong lễ hội còn tổ chức Hội thi giã bánh giầy Đây là một trong những mỹ tục có từ lâu đời tại Lễ hội đình – đền Sượt. Con cháu làng Sượt dù làm ăn ở đâu, đến dịp Hội làng đều trở về họp mặt ở đình, tham dự hội giã bánh. Nhiều năm trở lại đây, không chỉ nhân dân trong làng mà du khách ở nhiều nơi cũng đến thăm quan và trải nghiệm giã bánh giầy tại sân đình
12. Trong Lễ hội đình – đền Sượt, những chiếc bánh giầy được dâng lên đức thánh là sự kết tinh tình cảm, tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng làng xóm
Dù hiện nay có nhiều sản vật thơm ngon xong người dân làng Sượt vẫn gìn giữ tục lệ giã bánh giầy nhằm tôn vinh sự đồng lòng, hòa thuận cho một cuộc sống sum vầy và no đủ
Trải qua bao đời nay, phong tục giã bánh giầy vẫn được bảo lưu minh chứng cho nền văn minh lúa nước của dân tộc.
13. Lễ hỗi Đền đình Sượt hàng năm cũng là dịp để nhân dân địa phương, du khách xa gần thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức các vị anh hùng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ đất nước, qua đó tiếp tục xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong nhân dân
14. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc. Đối với người dân làng Thanh Cương – Thanh Bình, lễ hội Đền Đình Sượt vào ngày 10 - 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm, luôn được háo hức mong chờ. Lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn của Đức đại vương Vũ Hựu và những người đã có công dựng nước và giữ nước, mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc và là nguồn cảm hứng bất tận cho những thế hệ mai sau trong việc tạo dựng và phát triển tương lai.
16. Để hiểu rõ hơn về Lễ hội truyền thống của nhân dân Thanh Cương – Thanh BÌnh, mời quý vị cùng tìm đọc cuốn sách Đền – Đình Sượt, sự tích – kiến trúc và lễ hội. Sách hiện có tại THư viện trường Tiểu học THanh BÌnh . Trân trọng gửi tới quý bạn đọc